Quan trắc công trình giải bài toán nào trong ngành xây dựng ?

Quan trắc công trình giải bài toán nào trong ngành xây dựng ?

12/06/2021
ĐỊA KỸ THUẬT

1. Quan trắc công trình là gì

 

Quan trắc công trình là những hoạt động đo đạc, ghi nhận lại sự thay đổi, ổn định, biến dạng của các thông số liên quan đến kết cấu nền đất, kết cấu công trình ngầm và đến môi trường xung quanh công trình trước, trong và sau khi xây dựng nhằm kiểm tra lại các thông số thiết kế, đánh giá tác động của biện pháp thi công đến các công trình xung quanh, đánh giá mức độ cần thiết để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa sự cố, sửa chữa những hư hại công trình có thể xảy ra và báo cáo kịp thời đến các bên liên quan. Bên cạnh đó, công tác quan trắc công trình xây dựng còn bao gồm việc quan trắc sức khỏe bản thân những kết cấu xây dựng dưới tác động của biện pháp thi công.

  • Quan trắc công trình xây dựng: Quan trắc chuyển vị hệ thống tường vây, quan trắc mực nước ngầm xung quanh công trình xây dựng, quan trắc áp lực nước lỗ rỗng, áp lực đất, quan trắc biến dạng hệ shoring, quan trắc ứng suất trong tường vây, quan trắc lún – nghiêng công trình chính (giai đoạn phần thân – hoàn thiện),… Tùy theo yêu cầu của bộ phận thiết kế, nhu cầu Phân tích ngược để đánh giá lại các thông số thiết kế, biện pháp thi công mà bộ phận thiết kế sẽ chỉ định cần phải thực hiện hạng mục quan trắc nào.
  • Quan trắc công trình lân cận dự án: Quan trắc lún nền đất – đường, quan trắc nghiêng - lún nhà.
  1. Quy định nhà nước về quan trắc công trình như thế nào ?

Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Theo đó, việc quan trắc xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Thực hiện theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt;

- Thực hiện khi công trình có biểu hiện bất thường cần phải được quan trắc phục vụ việc đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc trong các trường hợp trên và theo quy định của hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Thông tư 04/2019/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2019.

Đối với công trình khu vực Tp. Hồ Chí Minh, ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ban hành Quyết định Số: 44/2016/QĐ-UBND với nội dung Quy định về đảm bảo an toàn công trình lân cận khi thi công, trong đó quy định khảo sát hiện trạng công trình và biện pháp quan trắc là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn dự án:

Điều 4. Lập thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình

Nhà thầu thi công lập thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình trên cơ sở hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường xây dựng.

Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trường xây dựng phải thể hiện đầy đủ hiện trạng địa chất, thủy văn, địa hình khu vực; các công trình liền kề, lân cận; các kết cấu công trình ngầm hiện hữu; các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong khu vực và phải có các nội dung sau:

a) Bản vẽ hiện trạng khu vực công trường;

b) Ảnh chụp hiện trạng công trình lân cận;

c) Đánh giá độ ổn định của các công trình hiện hữu lân cận có khả năng bị ảnh hưởng khi thi công;

d) Xác định các giá trị chuyển vị, biến dạng tối đa; tốc độ chuyển vị, biến dạng báo động của các công trình lân cận có khả năng bị ảnh hưởng.

Điều 5.  Hạng mục Quan trắc nào quan trọng nhất ?

Như đã đề cập ở phần trên, tùy theo yêu cầu của bộ phận thiết kế, nhu cầu Phân tích ngược để đánh giá lại các thông số thiết kế, biện pháp thi công mà bộ phận thiết kế sẽ chỉ định cần phải thực hiện hạng mục quan trắc nào. Do đó, tùy theo nhu cầu cần kiểm tra của bộ phận thiết kế mà sẽ có hạng mục quan trắc quan trọng riêng. Ví dụ dự án xây dựng phức tạp giữa các công trình cao tầng hiện hữu khác, thì hầu hết các thông số quan trắc đều sẽ rất quan trọng để đánh giá sự ảnh hưởng thi công đến công trinh xung quanh. Ngược lại, dự án cao tầng nhưng giữa một đất trống thì các thông số quan trắc về tầng hầm sẽ quan trọng như: Chuyển vị tường vây, biến dạng shoring.

Điều 6.  Kết quả quan trắc công trình sử dụng như thế nào ?

Kết quả quan trắc công trình được sử dụng xuyên xuốt quá trình thực hiện dự án. Kết quả được theo dõi theo thời gian nhằm đánh mức độ thay đổi các thông số quan trắc từ đó đánh giá tác động của quá trình thi công đối với môi trường xung quanh và đối với bản thân công trình xây dựng.

Từ kết quả quan trắc, bộ phận thiết kế có thể tiến hành phân tích ngược, đánh giá lại các thông số thiết kế và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp. Với kết quả quan trắc, tổng thầu thi công có thể quản trị tốt rủi ro trong quá trình thi công và điều chỉnh kế hoạch thi công sao cho tối ưu nhất.

Để đánh giá tác động thi công một cách khách quan nhất, cần xem xét cùng lúc nhiều thông số quan trắc và tác động môi trường. Ví dụ đánh giá việc mực nước ngầm hạ thấp tại khu vực thi công cần xem xét vào việc vận hành hệ thống giếng tháo khô hố móng cùng với yếu tố thời tiết, lượng mưa và mực nước hạ thấp nhất trong mùa khô. Đánh giá dịch chuyển hệ tường vây cần xem xét cùng biến dạng hệ shoring và ứng suất cốt thép trong hệ tường vây.

Từ kết quả quan trắc, nhà thầu có cơ sở điều chỉnh kế hoạch thi công. Theo hình 1, các kết quả quan trắc đều cho thấy sự ổn định, chuyển vị tường vây nhỏ rất nhiều so với độ chuyển vị thiết kế và mức cảnh báo. Kết hợp cùng các kết quả quan trắc khác như độ lún nền đất xung quanh, ứng suất trong hệ shoring. Nhà thầu quyết định điều chỉnh biện pháp thi công, tiến hành đào từ layer 1 xuống layer 2 và bỏ đi lớp layer trung gian hỗ trợ shoring, từ đó tiết kiệm được thời gian thi công và chi phí thực hiện.

Kết quả quan trắc chuyển vị trường vây theo mặt cắt

 

        Lựa chọn nhà thầu quan trắc như thế nào ?

Tùy theo yêu cầu của dự án, mức độ phức tạp mà Chủ đầu tư, tổng thầu xây dựng cần chọn lựa nhà thầu quan trắc – khảo sát cho phù hợp.

Việc đánh giá kết quả quan trắc đòi hỏi nhà thầu quan trắc cần có kinh nghiệm và kiến thức sâu về các thông số quan trắc và yếu tố môi trường liên quan. Để có kết quả chính xác và chất lượng, người kỹ sư quan trắc cần bám sát công trường và các bước thi công của dự án.

Theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng công trình xây dựng, đối với công trình xây dựng cấp I, yêu cầu nhà thầu quan trắc cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cấp 1 đối với ngành nghề quan trắc, khảo sát địa chất – địa hình công trình.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA KỸ THUẬT & NỀN MÓNG THÁI DƯƠNG HỆ hân hạnh cung cấp quý đối tác, quý khách hàng dịch vụ quan trắc công trình xây dựng với sự tận tâm và chuyên nghiệp nhất.

 

 

0

         

có 0 đánh giá

5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá

Thành công

hello

Lỗi

hello

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng

Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng

Quan trắc mực nước dưới đất. Phục vụ tính toán tải trọng nền đất dưới đáy móng công trình, kiểm...
Quan trắc lún sâu

Quan trắc lún sâu

Quan sát tiến trình lún của công trình và nền đường dưới tác dụng của tải trọng (trong thời gian...
Quan trắc hướng và vận tốc dòng chảy của nước dưới đất

Quan trắc hướng và vận tốc dòng chảy của nước dưới đất

Quan trắc hướng và vận tốc dòng chảy nước dưới đất, kết hợp với các tài liệu,thí nghiệm bơm hút...
Quan trắc lún công trình

Quan trắc lún công trình

Xác định các giá trị lún (độ lún tương đối ,độ lún tuyệt đối tốc độ lún trung bình…) của...
Quan trắc nghiêng công trình

Quan trắc nghiêng công trình

Kiểm tra độ nghiêng công trình chính, công trình lân cận do ảnh hưởng trong quá trình thi công. Trên...
Quan trắc mực nước ngầm

Quan trắc mực nước ngầm

Quan trắc mực nước ngầm trong một tầng chứa cụ thể hoặc toàn bộ các tầng chứa nhầm theo dõi...

LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA KỸ THUẬT & NỀN MÓNG THÁI DƯƠNG HỆ

ĐKKD: 43A, Đường Số 25, Thành phố Thủ Đức

Trụ sở chính: Số 27, Đường 58, Phường Bình Trưng Đông, Thành phố Thủ Đức

Văn phòng đại diện Hà Nội: Số 70 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: (08) 3742 3772

Email: contact@thaiduonghe.vn

Website:   www.thaiduonghe.vn

                www.thaiduonghe.com 

                www.ssfg.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Facebook

BẢN ĐỒ