Quy định nhà nước về Quan trắc công trình xây dựng

Quy định nhà nước về Quan trắc công trình xây dựng

17/09/2020
CHUYỂN VỊ - BIẾN DẠNG

Quan trắc là sử dụng các máy móc, thiết bị và các phương pháp (trắc địa hoặc phi trắc địa) để tiến hành theo dõi, đo đạc hiện tượng biến dạng của công trình. Nhiệm vụ của quan trắc biển dạng là ....

Biến dạng công trình và quan trắc biến dạng công trình là gì?

Biến dạng là hiện tượng tồn tại phổ biến đối với các công trình xây dựng, là sự biến đổi về vị trí, hình dạng và kích thước của công trình trong không gian và thời gian dưới tác động của các loại tải trọng và ngoại lực. Nếu giá trị biến dạng của công trình nằm trong giới hạn cho phép thì nó không ảnh hưởng đến độ bền của công trình và an toàn cho người sử dụng. Nếu vượt quá giá trị giới hạn cho phép, có thế gây ra các sự cố đe dọa sự an toàn của công trình, tài sản và tính mạng của người sử dụng. Quan trắc biến dạng là sử dụng các máy móc, thiết bị và các phương pháp (trắc địa hoặc phi trắc địa) để tiến hành theo dõi, đo đạc hiện tượng biến dạng của công trình.

Nhiệm vụ của quan trắc biến dạng là xác định trạng thái thực tế của công trình tại thời điểm quan trắc để xác định được sự biến đổi về hình dạng, kích thước và vị trí của công trình dưới tác động của các loại tải trọng và ngoại lực. Quan trắc biến dạng là biện pháp rất cần thiết để chúng ta có thể nhận thức một cách đầy đủ về trạng thái thực tể của công trình, kịp thời phát hiện sự phát sinh và chiều hướng phát triển của quá trình Địa kỹ thuật nguy hiểm để đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình. Các số liệu thu thập được trong quá trình quan trắc giúp chúng ta có thể chính xác hóa lại các tính toán lý thuyết khi thiết kế các công trình tương tự.

1. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện có hên quan đến công tác quan trắc công trình xây dựng.

1.1. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.

1.2. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Trong thông tư nêu rõ 7 căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng, trong đó có các kết quả quan trắc, đo đạc và các thí nghiệm có liên quan.

- Trong 5 nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng có việc kiếm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế. (Điều 20). Điều 22 quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đế đưa vào sử dụng cũng có quy định về kết quả quan trắc, đo đạc là căn cứ để nghiệm thu, trong nội dung và trình tự nghiệm thu cũng có quy định cụ thể cho việc kiểm tra các sổ liệu đo đạc, quan trắc công trình.

1.3. Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 về bảo trì công trình xây dựng

Nghị định này hướng dẫn thi hành luật xây dựng về bảo trì công trình xây dụng, áp dụng đối với các tố chức, cá nhân có liên quan tới quản lý, khai thác và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với công tác quan trắc công trình Nghị định đã nêu rõ tại điều 13.

- Việc quan trắc công trình được thực hiện trong các trường hợp có yêu cầu cần phải theo dõi sự làm việc của công trình nhằm tránh xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa về người, tài sản, môi trường và các trường hợp khác theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền.

- Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức quan trắc và đánh giá kết quả quan trắc công trình theo quy định của quy trình bảo trì công trình, trường hợp có đủ năng lực thì tự thực hiện, trường hợp không đủ năng lực thì thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc quan trắc phải lập báo cáo kết quả quan trắc, đánh giá kết quả quan trắc so với thông số cho phép đã nêu trong quy định bảo trì công trình. Trong trường hợp cần thiết, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyên có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cảo kết quả quan trắc.

- Các cơ quan quy định tại khoản 1 điều 26 Nghị định này có trách nhiệm quy định về công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình sử dụng.

Căn cứ vào quy định này Bộ xây dựng đã ban hành thông tư số 02/2012TTBXD ngày 12 tháng 06 năm 2012.

1.4. Thông tư 02/2012 TT-BXD ngày 12 tháng 06 năm 2012 Hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

Thông tư này hướng dẫn điều 26 nghị định số 114/2010/NĐ-CP về người có trách nhiệm bảo trì công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải qụan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng. Các công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được nêu cụ thể tại điều 3 của thông tư như sau:

- Trong quá trình khai thác, sử dụng các công trình được quy định tại phụ lục 1 của thông tư này và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc. Các bộ phận của công trình cần được quan trẳc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (Ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống khói, si lô ...)

- Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (Ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng ...); thời gian quan trắc; số lượng chu kỳ do và các nội dung cần thiết do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định.

- Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:

  • Phải thực hiên quan trắc theo phương án quan trắc do nhà thầu quan trắc lập và được người có ừách nhiệm hảo trì công trình phê duyệt.
  • Phương án quan trắc phải quy định về phương án đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc, tổ chức thực hiện, phưong pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
  • Nhà thầu quan trắc phải lập và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh vói giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định, tiêu chuẩn có liên quan. Trường họp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn quy định tại khoản 2 điều này hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tổ chức, cá nhân thực hiện việc quan trắc phải có đủ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

Cán bộ chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bảo trì và quan trắc các công trình theo quy định tại điều 26 của Nghị định về bảo trì công trình xây dựng số 114/2010/ NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010.

Như vậy các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của công tác quan trắc đối vói các đoi tượng công trình bắt buộc phải quan trắc phục vụ cho công tác thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

2. Thực trạng về công tác quan trắc công trình xây dựng bằng phương pháp Trắc địa

Quan trắc công trình bằng phương pháp trắc địa thực chất là quan sát đo đạc, xác định các giá trị chuyển dịch về hình dạng, vị trí, kích thước bên ngoài của công trình tại các thời điểm khác nhau bằng các máy móc, thiết bị trắc địa.

 

Công tác quan trắc công trình ở Việt Nam đã được thực hiện từ những năm 1980, 1981 của thế kỷ trước và được quan tâm nhiều hơn vào khoảng 20 năm trở lại đây, chủ yếu là quan trắc độ lún công trình bằng phương pháp thủy chuẩn hình học.

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, trong hệ thống quy chuẩn và tiêu chuân hiện hành còn có 06 tiêu chuẩn liên quan đến công tác trắc đia và quan trắc địa kỹ thuật:

TCVN 9398:2012 - Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung.

TCVN 9360:2012 - Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.

TCVN 9399:2012 - Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa.

TCVN 9400:2012 - Nhà và công trình dạng tháp - Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa.

TCVN 9404:2012 - Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.

TCVN 8215:2009 - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yểu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối.

Tổng hợp và phân tích các kết quả quan trắc bằng phương pháp Trắc địa trong những năm qua có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Về văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn chuyên ngành thuộc lĩnh vực quan trắc công trình xây dựng đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ ở các Bộ, ngành và các loại đối tượng công trình trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên trong hệ thống Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam còn thiếu Quy chuẩn về Trắc địa công trình, trong đó có phần Quy chuẩn về quan trắc cho các đối tượng công trình xây dụưg.

- Việc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quan trắc công trình xây dựng ở các trường đại học và các trường dạy nghề còn ít (02 đến 03 học trình). Chỉ có 02 trường đại học có giáo trình bài giảng về quan trắc biến dạng công trình bằng phương pháp trắc địa, còn việc quan trắc bằng phương pháp phi trắc địa thì hầu như không được đào tạo ở một trường đại học hoặc dạy nghề nào.

- Công tác lập phưong án quan trắc có công trình còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, chưa phản ánh đầy đủ các điểm đặc trưng về chuyển dịch và biến dạng công trình.

- Việc mua sắm và bố trí các thiết bị quan trắc công trình còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cho từng đối tượng quan trắc.

- Về số liệu và kết quả quan trắc nhiều khi còn thiếu, bỏ mất nhiều thông tin quan trọng, ví dụ như bỏ mất chu kỳ 0, bỏ mất nhiều số liệu quan trắc theo mức độ chất tải, có công trình việc quan trắc còn mang tính hình thức, quan trắc để có số liệu phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu và chỉ đáp ứng được yêu cầu hoàn thành công việc quan trắc. Kết quả quan trắc giữa 2 giai đoạn thi công xây dựng và khai thác sử dụng nhiều khi bị gián đoạn, không liên tục vì hệ mốc chuẩn và mốc quan trắc thường bị mất nhiều hoặc mất hết trong quá trình hoàn thiện.

- Việc phân tích, đánh giá và nhận xét về kết quả quan trắc so với yêu cầu của thiết kế hoặc so với tiêu chuẩn hiện hành nhiều khi còn làm rất chậm hoặc không đánh giá làm mất hết ý nghĩa thực tiễn của kết quả quan trắc, nhiều cán bộ quan trắc không có khả năng phân tích, đánh giá nhưng không báo cáo kịp thời với chủ đầu tư để chuyển cho tư vấn thiết kế đánh giá, phục vụ kịp thời cho công tác thi công và nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Thực trạng về công tác quan trắc công trình xây dựng bằng phương pháp phi trắc địa

Trong những năm gần đây các công trình thủy điện và đập hồ chứa được xây dựng khá nhiều vì thế các thiết bị quan trắc cũng được đưa vào trong công trình với một khối lượng khá lớn. Tuy nhiên hiệu quả của công tác quan trắc tại các công trình đập là chưa rõ ràng. Thực trạng chung của việc lắp đặt thiết bị quan trắc trong công trình thủy công bằng hệ thống thiết bị cảm biến (phi trắc địa) và hiệu quả của nó tại các công trình thủy điện đã được lắp đặt cần được xem xét và nâng cao hơn nữa.

- Về chủng loại thiết bị: Cho đến nay hầu hết các loại thiết bị đã đều quen thuộc đối với những người thiết kế và cũng đã được đề xuất áp dụng gần hết. Các thiết bị được yêu cầu gồm những loại đơn giản sản xuất ở trong nước như các mốc đo lún, piezometer loại hở đen các loại làm theo nguyên lý điện, dây rung của các hãng hàng đâu Mỹ, Anh, Ý và của Ấn Độ cũng đã được sử dụng.

- Việc thiết kế, bố trí các thiết bị quan trắc được tiến hành tương đối đầy đủ, chi tiết so với quy định trong tiêu chuẩn hiện hành. Các thiết bị được lắp đặt nhằm thu thập những số liệu về:

  • Áp lực đáy đập
  • Ứng suất trong thân đập theo 2 hay 3 chiều
  • Nhiệt độ (đập bê tông hoặc bê tông đầm lăn)
  • Chuyển vị ngang hoặc lún theo độ sâu
  • Các piezometer dưới đáy đập, trước và sau màn chống thấm đáy đập.

Các loại quan trắc này đều sử dụng các thiết bị đo bằng điện trở (nguyên lý điện) hay tần số (nguyên lý dây rung) và thường được chỉ định kết nối tự động để quan trắc lâu dài (trừ loại đầu đo được chỉ định là tạm thời như đo nhiệt độ trong bê tông). Tuy nhiên trong hồ sơ thiết kế thiết bị quan trắc, đối với một số công trình mục đích lắp đặt thiết bị được nêu rất chung chung là “phát hiện sự cố cố thể xảy ra trong quá trình thi công và theo ứng xử của đập trong quá trình khai thác” mà không có luận cứ kỹ thuật chi tiết là phải dùng loại thiết bị này hay thiết bị khác, quy trình quan trắc và chu kỳ đo đối với một số phương án cũng không được đề cập cụ thể.

- Việc thực hiện thi công lắp đặt do nhà thầu thứ ba thực hiện. Nhà thầu này cung cấp tất cả những thông tin về thiết bị, thiết kế bản vẽ thi công lắp đặt chi tiết. Đây là một công việc khó khăn đối với một nhà thầu có thế mạnh về tư vấn, bởi vì các công trình thủy công đều được bố trí ở những khu vực heo hút, việc lắp đặt thiết bị kéo dài theo tiến độ thi công, công trình được bố trí trên diện rộng, phương tiện đi lại và vận chuyến vật tư trong công trình là rất khó khăn với loại nhà thầu này. Chính vì vậy mà các nhà thầu này thường thuê lại đơn vị thi công tại công trình thực hiện công tác này mà chỉ đưa cán bộ kỹ thuật đến để hướng dẫn hay lắp đặt những thiết bị có quy trình lắp đặt phức tạp.

- Việc ghi chép số liệu quan trắc thường được thực hiện ở dạng thô. Ví dụ ở thiết bị đo áp lực đáy đập là giá trị áp lực, thiết bị đo biến dạng là giá trị biến dạng. Đây chỉ nên coi là bản ghi chép, trong tài liệu ghi chép này chỉ nhận được giá trị thể hiện là kết quả đo và thời gian thực hiện công tác đo.

- Số liệu quan trắc không được cung cấp thường xuyên cho người thiết kế công tác quan trắc mà thường được giao nộp sau một thời gian dài. Vì vậy mà hiệu quả của công tác quan trắc đạt được là không cao. Mặt khác có công trình thiết kế cũng không đưa ra được một giá trị giói hạn cho phép của các số đo (trừ giá trị nhiệt độ), cho nên không thể biết được ý nghĩa của số liệu đã ghi đo được. Có thể khẳng định rằng để đạt được mục đích này thì số liệu đo cần được đánh giá hàng ngày. Ví dụ: yêu cầu nhiệt độ của bê tông thường sau khi đổ 1 ngày không vượt quá 50°c, nếu khi đo phát hiện ra là lớn hơn thì cần phải đánh giá và xem xét lại quy trình hay vật liệu sử dụng.

- Thực tế hiện nay các thiết bị quan trắc chỉ áp dụng cho công trình đập, trong khi tại các khu vực khác như các mái dốc, hố đào hay những khu vực có địa chất phức tạp, là những nơi có tiềm ẩn sự số thì không được lắp đặt để quan trắc.

- Kiến thức về thiết bị quan trắc còn rất hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nhà thầu cung cấp thiết bị, là các doanh nghiệp thương mại. Cho nên nhiều thiết bị khi lắp đặt còn sai về nguyên lý.

0

         

có 0 đánh giá

5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá

Thành công

hello

Lỗi

hello

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng

Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng

Quan trắc mực nước dưới đất. Phục vụ tính toán tải trọng nền đất dưới đáy móng công trình, kiểm...
Quan trắc lún sâu

Quan trắc lún sâu

Quan sát tiến trình lún của công trình và nền đường dưới tác dụng của tải trọng (trong thời gian...
Quan trắc hướng và vận tốc dòng chảy của nước dưới đất

Quan trắc hướng và vận tốc dòng chảy của nước dưới đất

Quan trắc hướng và vận tốc dòng chảy nước dưới đất, kết hợp với các tài liệu,thí nghiệm bơm hút...
Quan trắc lún công trình

Quan trắc lún công trình

Xác định các giá trị lún (độ lún tương đối ,độ lún tuyệt đối tốc độ lún trung bình…) của...
Quan trắc nghiêng công trình

Quan trắc nghiêng công trình

Kiểm tra độ nghiêng công trình chính, công trình lân cận do ảnh hưởng trong quá trình thi công. Trên...
Quan trắc mực nước ngầm

Quan trắc mực nước ngầm

Quan trắc mực nước ngầm trong một tầng chứa cụ thể hoặc toàn bộ các tầng chứa nhầm theo dõi...

LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA KỸ THUẬT & NỀN MÓNG THÁI DƯƠNG HỆ

ĐKKD: 43A, Đường Số 25, Thành phố Thủ Đức

Trụ sở chính: Số 27, Đường 58, Phường Bình Trưng Đông, Thành phố Thủ Đức

Văn phòng đại diện Hà Nội: Số 70 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: (08) 3742 3772

Email: contact@thaiduonghe.vn

Website:   www.thaiduonghe.vn

                www.thaiduonghe.com 

                www.ssfg.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Facebook

BẢN ĐỒ